LASER - KIẾN THỨC VỀ LÀM ĐẸP BẰNG LAZER

Đây là bài tớ muốn viết lâu rồi nhưng giờ mới được viết. Khi mà Adele hát: “They say that time’s supposed to heal ya but I ain’t done much healing (Hello)”, tớ thề là đang hát về sẹo lõm. Dù trai có thay nhiều đời, giày thay gót nhiều bận thì sẹo nằm đâu vẫn nằm y nguyên.
Bấy lâu nay tớ chẳng quan tâm tới sẹo nhưng năm nay do bắt đầu quan tâm công nghệ hiện đại nên đã để ý tới laser. Người ta thường thích mỹ phẩm nhẹ dịu từ thiên nhiên như dầu rosehip hay lô hội đồ. Tớ nhìn những thứ đó hết sức dửng dưng nhưng nghe đến hoá chất hạng nặng (acid, Rx đồ) thì mắt sáng rỡ. Sở thích hardcore giờ đã nâng tầm lên máy móc và liệu trình chỉ bác sĩ mới làm được. Tớ hẳn là cầm tinh con lừa, thích khổ. Làm đẹp thì chỉ thích các loại “cái này ghê lắm, bong tróc, kích ứng tùm lum, tháng đầu nhìn như con hủi”. Trai thì chỉ thích các loại “thích anh thì khổ cả đời, nói trước mốt đừng trách”
Có nhiều cách khác nhau để trị sẹo, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Từ microdermabrasion, tới thay da sinh học bằng chemical peels tới subcision tới tiêm chất làm đầy (filler) và lăn kim. Sẹo của tớ nhỏ, không nhiều nên hợp với chemical peels, lăn kim và laser trong đó laser can thiệp sâu nhất nên tớ đã chọn phương án này.
Kể thêm là tớ đi 2  trung tâm khác nhau bác sĩ đều khuyên đừng làm vì sẹo nhiều mới thấy cải thiện, sẹo như của tớ chỉ thấy da trẻ hoá thôi mà …tớ cũng chưa già để cần trẻ hoá. Nhưng tớ thích bị hành hạ nên đã đòi làm. Tớ đã quyết từ tháng 12 mà giờ tháng 4 mới làm nên bạn có thể tin là tớ đã tìm hiểu hết rồi (nếu bạn vẫn chưa biết bệnh paranoid của tớ, Thảo có thể nói đôi lời.)
4698059611

LASER
Laser không chỉ dùng cải thiện mụn mà còn giúp da săn chắc, loại bỏ nếp nhăn, đốm nâu, nám, nói chung là các thể loại loạn sắc tố. Có nhiều loại laser khác nhau nhưng mình có thể phân làm 2 nhóm  dựa trên cơ chế hoạt động của nó:
ABLATIVE LASER (bắn bong): loại bỏ lớp da trên cùng (nếu bạn thật sự rất rảnh: các tia đó đốt nóng phân tử nước trong da; nước bốc hơi làm bong tế bào da nên mình thấy từng lớp da lột ra. Tế bào da mình 99% là nước nên quá trình bốc hơi tan biến này diễn ra rất nhanh, giúp cho những tế bào xung quanh không bị tổn thương) giúp các lớp da bên dưới co lại và kích thích sản sinh collagen. Trong nhóm này laị được chia thành fractional và non-fractional (nghe nghiêm trọng thôi chứ chẳng qua là chùm tia hay 1 tia ấy mà). Hiện giờ fractionated phổ biến hơn vì dù gì nó cũng dịu dàng và mau lành hơn. Ở Việt Nam hay dùng CO2 fractional, Er:Yag fractional, fraxel:repair. Fractional laser chỉ tác động lên 10-30% bề  mặt da (tuỳ theo cường độ bác sĩ chọn) nên đỡ tổn hại, do vậy mà thời gian nghỉ dưỡng nhanh hơn.
fractional-laser-skin-resurfacing-mosaic-singapore
NON-ABLATIVE LASER (bắn không bong): tác động vào lớp da bên dưới để kích thích sản sinh collagen làm da săn chắc. Nhóm này cũng được chia làm fractional và non-fractional. Ở VN hay dùng là Yag laser, Diode laser và fraxel re:store. Nhưng chủ yếu dùng triệt lông hoặc săn chắc da, bạn bị mụn thường được khuyên làm bắn bong.
Còn 1 thể loại nữa hay bị gộp chung là Broadband Light hay Intense Pulsed Light (IPL) dù ko phải là laser nhưng cũng cho hiệu quả tương tự.
Ablative laser thì nghiệt ngã hơn: đau, rát, bong tróc da, nhiều tác dụng phụ nhưng lại cho hiệu quả kịch tính nhất. Non-ablative laser bạn làm xong ko ai biết vì mặt chỉ hơi đỏ, có thể trang điểm ngay lập tức nhưng bù lại phải làm nhiều lần – 1 liệu trình gồm 6 tới 8 lần mà kết quả chưa chắc như ý muốn. Tớ chọn ablative laser vì …liều ăn nhiều. Trong quá trình tìm hiểu có rất nhiều hướng dẫn trái ngược nhau trong cách chăm sóc trước và  sau khi chiếu làm tớ cũng khá bối rối. Những bài tới tớ sẽ chia sẻ với bạn hết những phương pháp này và cách tớ chọn.
Trước khi bạn dấn thân thì đây là những điều cần nhớ:
  • Laser dù có là phương pháp hiệu quả nhất thì cũng ko kì diệu như camera 360.
  • Làm laser rất đau, giống như bị phỏng vậy đó. Sẹo càng sâu thì càng đau.
  • Bạn sẽ bị đau nhiều lần. Một liệu trình gồm vài lần chiếu chứ ko phải làm 1 lần là đẹp ngay đâu. Thường thì lần đầu bác sĩ sẽ rất cẩn trọng, chiếu hết sức nhẹ để xem da bạn phản ứng thế nào rồi những lần sau sẽ tăng cường độ.
  • Mỗi lần chiếu cách nhau từ 6 tuần tới 6 tháng tuỳ theo cường độ chiếu. Cộng nghỉ dưỡng này kia nên thực tế thì phải mất …cả năm bạn mới đẹp:)
  • Và rất tốn kém. Tuỳ chỗ bạn chiếu và số lần bạn cần mà giá cả sẽ khác nhau nhưng nó cũng sẽ là thứ đắt đỏ nhất bạn đã từng làm cho da. Tớ đã phải tốn 1 cái túi nho nhỏ.
  • Bạn sẽ phải nằm nhà 1 tuần tránh nắng tuyệt đối chờ da lành. Đi ra đường người ta sẽ tưởng bạn là Darth vader quên đeo mặt nạ.
  • Phải đợi hết mụn mới làm laser được vì nếu còn mụn sẽ nặng hơn.
  • Laser hợp với người da trắng. Da châu á (hay da màu nói chung) dễ bị tác dụng phụ là tăng sắc tố gây thâm nám hoặc đỏ lâu hơn người da trắng. Đôi khi chiếu laser xong còn tệ hơn trước đó.
  • Quá trình bạn chuẩn bị da và chăm sóc da sau khi chiếu quyết định phần lớn hiệu quả. Chiếu laser chỉ để gây tổn thương cho da kích thích nó tự làm lành. Bạn chọn bác sĩ tốt để họ gây tổn thương vừa đủ còn lại là ở bạn.
  • Hiệu quả thật sự của laser là tăng sản sinh collagen. Mà những thứ liên quan tới collagen phải vài tháng mới thấy được. Cái bạn thấy sau 2 tuần chỉ là lớp da mới – nếu chỉ thế thì bạn làm chemical peel cũng được, chẳng phải cực khổ đến vậy.
Sau khi đã hù bạn xanh mặt thì tớ sẽ lại vuốt ve bạn bằng mồi khác: Jennifer Aniston là fan cuồng của laser resurfacing, Gwyneth Paltrow mê say thermage, người đẹp không tuổi của lòng tớ J.Lo từ bỏ rượu và thịt rồi còn thêm fraxel thường xuyên. Vậy đó, tớ sẽ thử bất kỳ thứ gì hứa hẹn là tớ cũng trẻ như Jen năm 45t.


NEW YORK, NY - JANUARY 21:  Jennifer Aniston Visits "The Tonight Show Starring Jimmy Fallon" at Rockefeller Center on January 21, 2015 in New York City.  (Photo by Theo Wargo/NBC/Getty Images for "The Tonight Show Starring Jimmy Fallon")

Nguồn: throughmagnifyingglass.com
Share on Google Plus

About Unknown

Love all - Hate all
    Blogger Comment

0 comments:

Đăng nhận xét