Minh oan cho kem chống nắng

Ở bài trước tớ đã nói về tác hại của ánh nắng mặt trời trên phương diện sức khoẻ về lâu dài. Vậy bôi cái thứ kem/ sữa trắng trắng từ chai “Chống nắng” đó thì bảo vệ mình kiểu gì?

Ủa, kem chống nắng có 2 dạng hả ?

Dạng KCN vật lý, loại mà bôi lên mặt trắng toát như ma ấy :)), sử dụng Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide để tạo thành 1 lớp màng phản chiếu lại những tia UVA và UVB độc hại.
Đây, em này khiến mặt tớ trắng như geisha =))
Mặt khác, KCN hoá học (loại khiến mặt bóng lưỡng sau khi bôi) thì nhờ cậy mấy chất như Tinosorb hoặc Avobenzone, Uvinul A Plus đểhấp thụ tia UV và xử lý chúng trước khi chúng có thể làm hại da bạn😉.
Ví dụ điển hình của ẻm nè😀
Tuy cách hoạt động khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của 2 loại này là hạn chế không cho tia tử ngoại tiếp xúc với lớp da ở dưới càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, da không bị cháy nắng (nghiên cứu đã chỉ ra có mối quan hệ giữa cháy nắng và melanoma) do được KCN che chắn thì sẽ giảm tới mức tối đa bị ung thư tế bào hắc tố. Còn có loại nửa vật lý nửa hoá học nữa kìa. Thị trường KCN phong phú lắm :))).
Bạn có thể thấy trực quan cơ chế hoạt động của 2 loại trên ở dưới video này ^^. Àh, ý họ “Kính chặn được tia UV” là chỉ chặn được UVB THÔI đó.
Lưu ý rằng tớ dùng từ “giảm thiểu”, “hạn chế” mà không phải là từ như “chặn hoàn toàn” vì thật sự, tất cả các loại KCN không thể chặn 100% hai loại tia kia được. VD như SPF 50 chặn được 98% tia UVB, nghĩa là 2% còn lại vẫn có thể lọt qua được.

Có chi mà mọi người tranh luận dữ vậy?

Thành phần của các loại KCN là thứ gây tranh cãi nhất. Bên ủng hộ thì bảo nó an toàn để sử dụng hoặc ít nhất được công thức lại để không gây tổn hại tới người dùng. Bên phản đối thì cứ khăng khăng là chất này chất kia độc hại với con người và dẫn nguồn nghiên cứu ABC XYZ để làm bằng chứng.
  • Oxybenzone gây rối loạn nội tiết tố ư?

    Ẻm đó :))))
Oxybenzone hay được tìm thấy trong KCN hoá học, chống được toàn bộ UVB nhưng chỉ một phần UVA. Tác dụng phụ của em này là hấp thụ qua da và có thể gây viêm da dị ứng (Nguồn). Đúng là chất này nó hấp thụ vào da thật và được bài tiết ra khỏi cơ thể. Với người trên 2 tuổi thì mức độ được tìm thấy trong nước tiểu ở trong ngưỡng cho phép và an toàn (Nguổn)
Thí nghiệm của Schlumpf (và nhiều người khác) vào năm 2001 đã chỉ ra rằng những chất trong KCN như Oxybenzone hay Homosalate có tác động mạnh tới estrogen của chuột sau 4 ngày chúng ăn chất đó. EWG – tổ chức hằng năm xếp hạng các loại KCN tốt và tệ nhất – dựa vào nghiên cứu này để liệt Oxybenzone vào danh sách đen và khuyên mọi người tránh xa nó.
Tuy nhiên, tớ thấy thật khập khiễng khi lấy kết quả thí nghiệm này trên chuột và kết luận rằng điều tương tự có thể xảy ra với con người. Điều thứ nhất là mấy con chuột ấy tiếp xúc với số lượng Oxybenzone lớn hơn rất nhiều so với mức mà con người sử dụng. Hơn nữa, chúng hấp thụ Oxybenzone qua đường tiêu hoá áh (Nguồn). Trời ơi, con người đâu có bóp KCN ra muỗng để ăn đâu =)))).
Túm (quần) lại, mọi người khoan chỉ trích Oxybenzone; oan cho ẻm. Hội Đồng Khoa Học về Sản Phẩm dành cho Người Tiêu Dùng của Uỷ Ban Châu Âu (SCCP) đã kết luận vào năm 2008 rằng KCN có từ 1 tới 6% Oxybenzone không gây nên nguy hiểm đáng kể tới người sử dụng, trừ khả năng gây kích ứng da. Cho chắc ăn, bạn nào da nhạy cảm/ đang mang bầu/ cho con bú/ dưới 2 tuổi thì tốt nhất chuyển sang xài KCN vật lý nhen :3.
  • Quá trời chất hoá học khác trong KCN thì sao?

Ừ, cứ cho rằng mấy chất khác (ngoài thành phần hoạt động với mục đích chống nắng) khiến ta bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến… ung thư vú đi (?!?). Tuy nhiên, khối lượng của từng thành phần hoá học trong KCN không đủ nhiều để đe doạ tới sức khoẻ con người ghê gớm vậy. Chúng thường chiếm 0.1 tới 5% trong các sản phẩm làm đẹp. Quy đổi ra 100ml sản phẩm thì chúng chiếm khoảng 1000mg.
Cái phần này tớ đọc được từ blog Future Derm siêu nổi của chị Nicki Zevola. Khi đọc tiếp thì mấy bạn sẽ thấy rằng, bằng cách lấy vì dụ của bản thân, chị Nicki sẽ phải bôi 2ml KCN HAI NGÀN LẦN/ MỘT NGÀY mới xảy ra độc tố được =)). 2000 lần không phải trong cả đời mà chỉ trong 24 tiếng thôi đấy. Mỗi lần bôi đủ lượng 1.25ml thôi đã hiếm người làm rồi huống hồ chi :))).
Yeah =)))
  • Đó là KCN hoá học, vậy còn KCN vật lý thì sao?

Tuy KCN vật lý chỉ có 2 thành phần là kẽm oxit (ZnO) và titan đioxit (TiO2) nhưng cũng có nhiều chuyện để nói về 2 ẻm: 1) kích thước & lớp màng bọc và 2) nguy cơ tới sức khoẻ con người (nếu có). Đầu tiên tớ nói về kích thước trước nhé. Như phần đầu đã giới thiệu, cái màng khiến mặt bạn trắng hơn sau khi bôi KCN vật lý là do ZnO và TiO2 phản chiếu và phân tán tia UV (không muốn mặt trắng bất thường khi chụp hình flash, hãy xài kem nền không có SPF😉 ). Kích thước của 2 em kẽm và titan càng to thì mặt càng trắng, đồng nghĩa với việc độ phổ chống nắng càng rộng😀. Tuy nhiên, điểm bất lợi là chất kem sẽ lợn cợn, khó tán và gây nặng mặt cho người dùng. Vì vậy nhà sản xuất nghĩ ra cách nghiền nhỏ các em ấy ra, vừa giữ được khả năng chống nắng vừa giảm độ trắng của lớp màng bảo vệ. Chúng ta có các mức kích thước sau đây:
Non-nano > Micronized > Nano > Clear (ex: ZinclearTM) (Nguồn)
Trông ẻm xấu nhỉ :)). Nguồn: Badgerbalm

Chính vì kích thước siêu bé của nano (nhỏ hơn 100nm và mắt thường không nhìn thấy được) nên nhiều nhà khoa học lo ngại nó CÓ THỂ ngấm qua da (hoặc hít phải) và thâm nhập, tàn phá nội tạng: tế bào máu, thận, gan, tim, vân vân và mây mây. Nếu bạn nào muốn biết sâu hơn, ví dụ như ZnO tác động như thế nào tới hệ miễn dịch/ phế nang/ cơ quan ABC XYZ nào đó thì bấm vào nghiên cứu này đọc nhen. Trình độ về sinh học và vốn từ vựng liên quan tới lĩnh vực này của tớ có hạn nên tớ đọc hoài không biết phải dịch sao luôn :”> =))). Gút lại: kẽm oxit và titan đioxit mà đã tiếp xúc với tế bào/ nội tạng thì xác định luôn tình trạng sức khoẻ sẽ tệ đi thôi.
Những tác hại nêu trên sẽ xảy ra trong trường hợp 2 em này ngấm ĐƯỢC qua da hoặc qua đường hô hấp. Giờ mình xét vụ da trước đi nhen, tớ sẽ mổ xẻ vụ hít phải ZnO do KCN dạng xịt sau ^^. Khi được công thức ở dạng KCN bôi lên da, ZnO và TiO2 sẽ bám vào lớp sừng(stratum corneum) – lớp ngoài cùng của biểu bì – gồm 20 lớp da và triệu triệu tế bào chết được đẩy lên hằng ngày.  Vậy 2 ẻm phải vượt qua được lớp sừng này để di chuyển tới lớp hạ bì ở dưới, phải không? May thay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ZnO và TiO2 vượt qua được hàng rào này với số lượng KHÔNG ĐÁNG KỂ  (Nguồn). Nhiều thí nghiệm khác đã chỉ ra phần lớn KCN sẽ tích tụ lại ở nếp nhăn + những sợi lông và dừng ở đó (Nguồn). Cơ quan TGA (Therapeutic Goods Administration, tạm dịch là Cơ Quan Quản Lý Sản Phẩm Trị Liệu nhen :D) của Úc đã kết luận rằng cho đến thời điểm hiện nay,ZnO và TiO2 ở dạng nano và được công thức trong KCN không gây hại cho sức khoẻ con người😀. Hooray!
Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu/ thí nghiệm hơn nữa thì mới mở rộng tầm hiểu biết của con người về chuyện này. Thêm nữa, những nghiên cứu trên không nhắc đến trường hợp nuốt phải 2 kẽm và titan qua việc bôi son chống nắng:/.
Tiện thể tớ nói luôn về lớp màng bọc cùa 2 em này. Để tăng tính an toàn, các nhà sản xuất bọc ZnO và TiO2 bằng các chất như nhôm hydroxit hoặc polyme. Mấy bạn nào hay đi bơi nhớ chú ý đoạn này:clo trong nước hồ bơi sẽ làm lớp màng bảo vệ của em titan mất tác dụng, kết cục là ẻm sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Sự kết hợp này sẽ khiến TiO2 phản ứng tạo ra gốc tự do, thứ được cho là khởi nguồn của bệnh ung thư và hư tổn của da.
Vì vậy để chắc ăn, tớ nghĩ bạn nên bôi KCN không có TiO2 khi đi bơi hồ bơi😀.
  • Kem chống nắng gây bí lỗ chân lông và gây mụn hả?

Mặc dù hổng muốn nhưng tớ phải thừa nhận điều này phần nào đúng với MỘT SỐ bạn. Vài thành phần sau có thể sẽ mang lại vài “hột kim cương” cho vài bạn xui xẻo: Butylene Glycol, Dimethicone, Triethanolamine, Talc, Squalane, Tocopherol, Stearic Acid, vân vân và mây mây😛. Khả năng gây mụn của tụi nó thấp thôi nhưng không phải là không thể xảy ra nhé. Bạn nào da dễ mụn hoặc nhạy cảm thì nhớ để ý xem mình không hợp với em thành phần nào để né :)).
Điều quan trọng tớ muốn nhấn mạnh ở đây: xài KCN thì phải tẩy trang bằng dầu, sau đấy xài sữa rửa mặt để làm sạch mặt lần nữa. Có như vậy bạn mới tránh được tình trạng mụn ẩn li ti. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là “dầu hoà tan dầu”: vừa rửa sạch được kem chống nắng vừa cuốn trôi dầu thừa trên da😀. Khoan đổ lỗi hoàn toàn do KCN nhen, cũng có thể do mình chưa rửa mặt sạch sau khi xài KCN nên da bị bí áh ^_^.
Ví dụ như em Biore này nè ^_^. Ngon bổ rẻ😉


*Trời ơi xong rồi mừng quá bà con ơi =)))*
Những nguồn tớ dẫn ở trên và cả tổ chức EWG – người la làng nhiều nhất – đều nằm ở Mỹ. Nói thiệt, Mỹ tụt hậu so với những nơi khác ở khoản sản xuất KCN nên tớ chuộng đồ châu Á và châu Âu hơn. Khả năng bảo vệ  của mấy ẻm cao và bền vững hơn. Những thành phần gây tranh cãi ở trên giờ đã lỗi thời rồi, bây giờ thế hệ Tinosorb mới có khả năng bảo vệ mạnh mẽ hơn và an toàn hơn😀. Bạn nào có hứng thú tìm hiểu về em nó thì đọc bài của chị Nhi Ngô bên The Skincare Junkie nè :3.
Hi vọng bài viết này giúp mọi người đỡ lo lắng và có quyết tâm bắt đầu bảo vệ da hơn nữa!
Nguồn: beautywithequality.wordpress.com (highly recommend mấy bạn đọc ở đây :D )
Share on Google Plus

About Tổng hợp reviews

Love all - Hate all
    Blogger Comment

0 comments:

Đăng nhận xét